Hơn 2 tấn vải thiều Hải Dương lần đầu xuất đi Nhật

Hơn 2 tấn vải thiều Hải Dương lần đầu xuất đi Nhật

Hơn 2 tấn vải thiều Hải Dương lần đầu xuất đi Nhật

5h sáng 23/6, khi mặt trời còn chưa ló rạng, người trồng vải ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã rộn ràng rủ nhau đi thu hoạch. 5h30, khi mặt trời bắt đầu le lói, những vườn vải chín đỏ rực hiện lên, đẹp như một bức tranh.

 

Khởi đầu suôn sẻ

5h sáng 23/6, khi mặt trời còn chưa ló rạng, người trồng vải ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã rộn ràng rủ nhau đi thu hoạch. 5h30, khi mặt trời bắt đầu le lói, những vườn vải chín đỏ rực hiện lên, đẹp như một bức tranh

 Vải thiều Hải Dương đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản. Ảnh: Kế Toại. 
Vải thiều Hải Dương đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản. Ảnh: Kế Toại.

Người dân xã Thanh Thủy cho biết, có người cả đêm không ngủ, chỉ mong tới khi trời sáng để đi hái vải. Dù không phải lần đầu tiên, quả vải thiều Hải Dương được đi xuất khẩu, nhưng người dân vẫn háo hức.

Ông Phạm Văn Giang, người dân xã Thanh Thủy cho biết, giá cả công ty thu mua cho người dân năm nay tương đối cao. Đặc biệt, quả vải lần đầu tiên được thu mua để xuất khẩu Nhật Bản, người dân rất phấn khởi. Riêng năm nay, những hộ áp dụng theo quy trình sản xuất của Chi cục Bảo vệ thực vật đều có vườn vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

“Chúng tôi nghĩ năm nay chỉ là khởi đầu mới, nếu xuất khẩu thành công, sang năm thị trường sẽ rộng mở hơn. Trên diện tích sản xuất sẵn có của gia đình, chúng tôi sẽ tập trung đầu tư, chăm sóc thật tốt để quả vải có thể xuất khẩu sang những thị trường khó tính hơn, nhiều hơn”, ông Giang chia sẻ.

Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy Phạm Văn Khanh cho biết, rất vui mừng vì những ngày tới, quả vải thiều Hải Dương sẽ lần đầu đặt chân tới Nhật Bản. Mong rằng, vải thiều sẽ hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật Bản, giúp nâng cao giá trị sản xuất.

Ông Khanh đánh giá, giá trị quả vải sản xuất theo quy trình xuất khẩu, luôn cao hơn từ 10 - 20% so với vải thông thường. Niên vụ 2020, xã Thanh Thủy sản xuất 77ha vải các loại, năng suất trung bình đạt 11,5 tấn/ha.

Người trồng vải dậy từ 5h sáng để thu hoạch vải thiều. Ảnh: Kế Toại. 
Người trồng vải dậy từ 5h sáng để thu hoạch vải thiều. Ảnh: Kế Toại.

Định hướng sản xuất, ông Khanh cho biết, những năm tới, địa phương sẽ tiếp tục mở rộng diện tích vải trồng theo hướng VietGAP, GlobalGAP. Phấn đấu, qua từng năm sẽ nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của quả vải. Mục tiêu là mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản cũng như các nước châu Âu.

Vải thiều sau khi thu hái tại xã Thanh Thủy được vận chuyển về xưởng sơ chế của Cty Cổ phần Ameii - đơn vị chịu trách nhiệm xuất khẩu sang Nhật Bản.

Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT Cty CP Ameii cho biết, đơn vị đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng mọi khâu để quả vải thiều chính thức xuất khẩu sang Nhật Bản.

Sáng 23/6, sau khi thu hái, vải thiều được đưa về xưởng, sau đó tổ chức sơ chế. Tiếp theo, quả vải được vận chuyển lên tỉnh Bắc Giang để tiến hành xông hơi Methyl Bromide, đủ điều kiện xuất sang Nhật Bản. Sau khi đóng gói, quả vải phải được giữ trong kho lạnh đạt 14 độ C.

“Với lô hàng ngày hôm nay (23/6), ngày mai sẽ lên đường xuất đi Nhật Bản. Số lượng lô hàng đầu tiên này khoảng hơn 2 tấn, vải sẽ được vận chuyển bằng máy bay, sau khoảng 7 tiếng thì đối tác phía Nhật Bản đã có thể nhận hàng và bán ra thị trường”, ông Tiến thông tin.

Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Sở NN-PTNT Hải Dương cùng người dân hái vải. Ảnh: Kế Toại.
Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Sở NN-PTNT Hải Dương cùng người dân hái vải. Ảnh: Kế Toại.

Đánh giá về thị trường Nhật Bản, theo ông Tiến, đây là thị trường vô cùng tiềm năng cho nông sản Việt Nam nói chung, vải thiều Hải Dương nói riêng. Trước lô hàng kể trên, Công ty CP Ameii cũng đã xuất 3 chuyến vải thiều Bắc Giang sang Nhật Bản.

Theo ông Tiến, thị trường Nhật Bản đón nhận rất tốt quả vải thiều Việt Nam. Các đối tác của Cty cho biết, gần như không còn vải thiều tồn kho sau 1 ngày bày bán tại các siêu thị.

Ông Tiến cho rằng, tín hiệu ban đầu rất khả quan, nhưng người dân cũng như các địa phương cần hoàn thiện quy trình sản xuất hơn nữa, nâng cao chất lượng quả vải để tiến sâu và rộng hơn vào các thị trường khó tính.

Cách đây tròn một tháng, doanh nghiệp này cũng xuất khẩu thành công lô vải thiều đầu tiên sang thị trường Singapore. Số lượng xuất khẩu là 4 lô hàng, tổng sản lượng khoảng 60 tấn vải thiều.

Tương tự Nhật Bản, Singapore cũng là thị trường vô cùng khó tính, tuy nhiên, quả vải thiều đã người dân cũng cơ quan quản lý của quốc gia này đón nhận nồng nhiệt.

Được cả mùa lẫn giá

Năm 2020, toàn tỉnh Hải Dương sản xuất khoảng 9.800ha vải các loại. Trong đó, hai địa phương trồng nhiều nhất là huyện Thanh Hà (3.600ha), thành phố Chí Linh (3.900ha). Sản lượng toàn vụ ước đạt khoảng 43 nghìn tấn.

Vải thiều được sơ chế trong xưởng của Cty CP Ameii đặt tại xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà. Ảnh: Kế Toại.
Vải thiều được sơ chế trong xưởng của Cty CP Ameii đặt tại xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà. Ảnh: Kế Toại.

Hiện nay, trà vải sớm đã cơ bản kết thúc thu hoạch từ ngày 5/6. Giá vải sớm thời điểm cao nhất khoảng 60 nghìn, thấp nhất 20 nghìn đồng/kg. Thị trường tiêu thụ tương đối cân bằng, trong đó xuất khẩu Trung Quốc chiếm 50%, nửa còn lại là thị trường nội địa.

Đối với trà vải thiều, người dân bắt đầu thu hoạch từ 5/6 đến nay. Dự kiến kết thúc vụ trong khoảng 30/6. Sở NN-PTNT Hải Dương thống kê, giá vải thiều đạt trung bình 23,1 nghìn đồng/kg. Sở này đánh giá, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng việc tiêu thụ khá thuận lợi, trong khi thị trường nội địa chiếm tới 80%.

Từ nay đến cuối vụ, dự báo giá vải thiều sẽ tăng cao do lượng hàng khan hiếm. Sở NN-PTNT Hải Dương tính toán, giá trị của quả vải năm 2020 ước đạt 1.166 tỷ đồng, tăng gần 446 tỷ đồng so với năm 2019.

 Lần đầu tiên, hơn 2 tấn vải thiều Hải Dương được xuất khẩu đi Nhật Bản. Ảnh: Kế Toại.

Lần đầu tiên, hơn 2 tấn vải thiều Hải Dương được xuất khẩu đi Nhật Bản. Ảnh: Kế Toại.

Chứng kiến lô vải thiều đầu tiên của tỉnh Hải Dương xuất đi Nhật Bản, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, đây là sự nỗ lực lớn lao của những người nông dân cho tới địa phương, các bộ ngành. Đặc biệt là sự chung tay, đồng hành mạnh mẽ của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Ông Dương đánh giá, niên vụ vải 2020, tỉnh Hải Dương đã tổ chức sản xuất rất tốt, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là khâu xử lý phòng trừ sâu bệnh, Hải Dương đã chuẩn bị một bộ thuốc theo đúng hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật.

Quan trọng hơn là tổ chức, hướng dẫn người dân tiến hành phòng trừ sâu bệnh đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để có thể xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.